Sứ mệnh
SỨ MỆNH
"Tìm Biết, Tin Cậy Thượng Đế và
Giúp Người Khác Tìm Biết, Tin Cậy Ngài"
Sứ mệnh
Tầm nhìn
TẦM NHÌN
Hội thánh là gia đình tâm linh của Thượng Đế, đặt Chúa Giê-xu là trung tâm, nơi mọi người đi theo Chúa Giê-xu và được biến đổi bởi tình yêu của Ngài, trở nên giống như Chúa Giê-xu và cùng nhau xây dựng Hội thánh phát triển khắp nơi
Tầm nhìn
GTCL sự tăng trưởng
GTCL sự tăng trưởng
Tình yêu thương
Tình yêu thương
Sứ mệnh
Sứ mệnh
previous arrow
next arrow

Giới thiệu

“CHÚNG TA HỢP LẠI ĐỂ TÌM BIẾT THƯỢNG ĐẾ …. 
…VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC BIẾT VỀ NGÀI.”

Chúng ta hợp lại…

Thượng Đế đã sáng tạo chúng ta để trở thành một gia đình. Đối với hầu hết mọi người chúng ta, kỷ niệm đầu tiên trong đời là khi ta là thành viên của một Gia đình – bố, mẹ hoặc anh chị em. Thượng Đế sáng tạo chúng ta trong môi trường gia đình nhằm bảo vệ chúng ta và để chúng ta học được thế nào là tình yêu. Những kỷ niệm hạnh phúc nhất trong đời chúng ta hầu như luôn gắn với gia đình hoặc một nhóm bạn thân thiết.

Hiện nay anh em không còn là kiều dân ngoại tịch nữa, nhưng là công dân nước Chúa, là người trong gia đình Thượng Đế như mọi tín hữu khác. Nền móng của anh em là Chúa Cứu Thế Giê-xu; còn các sứ đồ, tiên tri là rường cột. (Ê-phê-sô 2:19-20)

Thượng Đế biết chúng ta dễ đánh mất tấm lòng của mình nên Ngài đã thiết kế hội thánh như một gia đình nơi mà chúng ta có thể bảo vệ lòng mình và cảm thấy tự do để yêu thương lần nữa. Thánh Kinh nói rất rõ rằng gia đình của Thượng Đế không phải là nơi mà người ta trà trộn vào mỗi tuần một lần nhưng là nơi một nhóm người hợp lại với nhau càng thường xuyên càng tốt để bảo vệ tấm lòng cho nhau. Không chỉ là số lần gặp nhau mà còn chất lượng và sự sâu sắc trong mối quan hệ với nhau cũng sẽ giúp bảo vệ tấm lòng chúng ta.

Nhưng chúng ta luôn luôn sống theo chân lý và truyền bá chân lý trong tình yêu thương, để ngày càng tăng trưởng đến mức giống Chúa Cứu Thế về mọi phương diện. Chúa Cứu Thế là đầu; hội thánh là thân thể. Dưới quyền lãnh đạo của Chúa, mọi chi thể trong thân thể kết hợp và nâng đỡ nhau. Mỗi chi thể đều làm trọn chức năng riêng; và cả thân thể lớn mạnh trong tình yêu thương. (Ê-phê-sô 4:15-16)

Một trong những chủ đề xuyên suốt cả Thánh Kinh là: chúng ta cần thiết có nhiều người khác tham gia vào trong cuộc đời chúng ta để giúp chúng ta có một mối quan hệ luôn sâu sắc với Thượng Đế. Tấm lòng thành thật và sốt sắng có thể giúp được một người bắt đầu chuyến hành trình của mình đi đến thiên đàng, nhưng điều cần thiết để giúp chúng ta đến đích chính là sự giúp đỡ và sự động viên của những người tận tâm với chúng ta trong tình yêu thương. Chúng ta cần có người dạy cho mình trở nên giống Chúa Giê-xu nhiều hơn cũng như giữ cho chúng ta có trách nhiệm với lời hứa của mình là vâng theo Lời Chúa dạy.

Cũng hãy lưu ý khích lệ nhau trong việc yêu thương, tương trợ và làm đủ các việc lành. Đừng xao lãng việc nhóm họp như một số người thường làm, nhưng hãy khuyến khích nhau, nhất là lúc này, vì Chúa gần trở lại. (Hy-bá 10:24-25)

Như Thánh Kinh nói, chúng ta đừng xao lãng việc nhóm họp trong hội thánh để có thể yêu thương người khác và được người khác yêu thương. Dù sống trong một xã hội hiện đại với nhịp sống nhanh hay một xã hội thiếu tiện nghi hoặc đầy nguy hiểm, chúng ta cần cam kết ưu tiên thời gian của mình để giao hảo với tín hữu trong buổi lễ Chủ Nhật, lễ giữa tuần và các buổi thảo luận Thánh Kinh. Ngoài thời gian gặp gỡ gia đình tâm linh, chúng ta cũng cần phải cam kết để cho lòng mình được rèn dũa bởi người dìu dắt tâm linh hoặc một nhóm bạn đồng hành chuyên tâm giúp nhau nhằm đến được thiên đàng.

Vì thế, ta hãy nhớ rằng trong khi mỗi cá nhân con người sẽ phải đối diện với Thượng Đế trong ngày phán xét cuối cùng thì Ngài đã cho ta một gia đình tâm linh để bảo vệ tấm lòngvà cuộc sống chúng ta ở ngay trên thế gian này. Ta cũng hãy tăng cường mối quan hệ anh chị em với nhau vì tình đoàn kết chính là sức mạnh của chúng ta!

ĐỂ TÌM BIẾT THƯỢNG ĐẾ 

“Ta đã tìm thấy Đa-vít, con Giê-se, là người làm ta hài lòng…” (CVCSĐ 13:22c)

Hàng ngàn năm sau khi Đa-vít rời khỏi thế gian này, chúng ta vẫn được cảm hứng bởi cậu bé chăn cừu trở thành vị vua được mệnh danh là “người làm Thượng Đế hài lòng”. Đa-vít đã có mối quan hệ thân mật với Thượng Đế vượt xa khỏi quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa và người được tạo ra. Những bài thơ trong Thi Thiên do Đa-vít viết cho chúng ta thấy ông đã đeo đuổi Thượng Đế, khao khát Thượng Đế và cần Thượng Đế rất nhiều. Rõ ràng ông đã biết và hiểu rất nhiều về Thượng Đế cũng như ý muốn của Ngài.

Là thành viên trong gia đình của Thượng Đế, chúng ta được Ngài kêu gọi để yêu thương Ngài, đầu tiên và trước hết, với tất cả tấm lòng, linh hồn, năng lực và trí óc (Lưu-ca 10:27). Để yêu thương Thượng Đế, chúng ta phải biết Ngài. Không chỉ hiểu biết Ngài không mà còn phải biết Ngài một cách cá nhân và thật lòng, điều này giúp chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ với Ngài. Mối quan hệ của Đa-vít với Chúa Hằng Hữu là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta. Ông khao khát một cách mãnh liệt để tìm hiểu và nhận biết Chúa hơn bất cứ điều gì khác. Ông đã dùng những từ như mong mỏi, khát khao và ao ước trong các Thi Thiên do ông sáng tác.

Chúng ta được Thượng Đế kêu gọi để tăng trưởng trong ân phúc và kiến thức về Ngài và Chúa Cứu Thế Giê-xu (II Phê-rơ 3:18). Biết Thượng Đế là một cuộc hành trình và là một quá trình cho những ai trong chúng ta có thể nói mình đã biết Thượng Đế đủ. Không phải ngay lập tức cũng chẳng phải tự nhiên có mà là một quá trính theo đuổi đến hết cuộc đời chúng ta.

Là một hội thánh cam kết với việc tìm biết Thượng Đế, chúng ta nhất quyết tìm kiếm để được gần gũi với Ngài hơn. Thánh Kinh nói: “…ta hãy ghi ân, phục vụ Chúa với lòng nhiệt thành, kính sợ để Chúa vui lòng” (Hy-bá 12:28). Chúng ta cần phải thờ phượng Thượng Đế sao cho Ngài hài lòng. Khi chúng ta thờ phượng Ngài, Thượng Đế nhìn qua lời nói và sự ca tụng của chúng ta và thấy được thái độ trong lòng chúng ta. Ngài đã cho chúng ta cảm xúc để chúng ta có thể thờ phượng Ngài với những cảm xúc sâu sắc và chân thật.

Khi hợp lại với nhau để bẻ bánh thánh và uống nước nho, chúng ta hãy cùng nhau làm với tấm lòng khao khát hiểu biết ngày càng nhiều hơn tình yêu mãnh liệt và sự hy sinh của Ngài cho chúng ta. Chúng ta là những người rất bận rộn, hay quên và Ngài biết điều đó. Ngài đã tạo ra Tiệc Thánh để chúng ta có thể liên tục quay lại với tấm lòng và tư tưởng mình để không bao giờ quên đi ân phúc cũng như lòng nhân từ của Ngài.

Khi hợp lại để nghe bài giảng Thánh Kinh sâu sắc, chúng ta hãy biết ơn cho chính tấm lòng của Thượng Đế đối với chúng ta – Lời của chính Ngài dạy cho chúng ta. Kho báu về Lời của Thượng Đế là Kinh thánh thực sự sâu sắc và phong phú (Hy-bá 4:12-13) và Lời Ngài mãi mãi tồn tại như một cuốn kim chỉ nam. Quan trọng là chúng ta học những bài học này và quyết tâm thực hành một cách nghiêm túc nếu chúng ta khao khát tìm biết Ngài và đường lối Ngài nhiều hơn nữa.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, điều gì có thể thay thế lòng hiến dâng cá nhân của chúng ta cho Thượng Đế? Về cơ bản, đó chính là sự tự nguyện lựa chọn cá nhân của chúng ta muốn gần gũi như thế nào. Như bất cứ mối quan hệ nào khác, cần có sự khao khát, thời gian và năng lực để hình thành mối liên hệ sâu sắc và thân mật với Thượng Đế. Điều quan trọng nhất đối với chúng ta là gần gũi với Lời của Ngài mỗi ngày khi chúng ta bước đi suốt cuộc đời mình với “Đèn Kinh Thánh soi chân tiến bước, phát chân quang rọi bước đường đời” (Thi Thiên 119:105). Thượng Đế cũng mong chúng ta mở lòng mình ra với Ngài mỗi ngày trong lời cầu nguyện vì Ngài rất quan tâm đến cảm xúc của chúng ta. Sống trong sự hiện diện của Ngài sẽ giúp nhắc nhở chúng ta rằng Thượng Đế luôn ở bên chúng ta (Phi-líp 4:4-6).

Dành thời gian, năng lực và nỗ lực tìm biết Thượng Đế là đầu tư vào những giá trị vĩnh cửu, thay đổi cả cuộc đời chúng ta. Vua Đa-vít đã có rất nhiều ân tứ và điểm mạnh – ông nổi tiếng về lòng quả cảm và sức mạnh cơ bắp của một chiến binh dũng mãnh nhưng hơn bất cứ điều gì khác, ông còn được biết đến như là người dâng lên Thượng Đế với tình yêu nhiệt thành trong sạch và mãnh lực nhất.

VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC BIẾT VỀ NGÀI.”

“Nó liền đứng dậy trở về với cha. Nhưng trong khi nó còn ở đằng xa, cha đã thấy và động lòng thương xót, vội chạy ra ôm chầm lấy con mà hôn.” (Bản tiếng Anh Căn Bản) (Lưu-ca 15:20)

“Người con trai thứ đứng dậy bắt đầu về với cha mình. Nhưng khi anh còn ở đằng xa, cha đã thấy và động lòng thương xót. Ông chạy ra chỗ con rồi ôm hôn anh.” (Bản tiếng Anh Phổ Biến) (Lưu-ca 15:20)

“Nó đứng ngay dậy trở và về nhà với cha. Khi nó vẫn còn ở đằng xa, người cha đã thấy. Tim đập thình thịch, ông chạy ra, ômg lấy nó mà hôn.” (Lời Kinh Thánh) (Lưu-ca 15:20)

“Vừa đứng lên, nó chạy ngay về với cha. Nhưng khi nó còn ở xa, cha đã thấy nó và động lòng thương xót, rồi chạy ra ôm lấy cổ con mà hôn.” (Bản Dịch Trẻ) (Lưu-ca 15:20)

Dù là bản Thánh Kinh nào đi nữa, khi đọc Lưu-ca 15, chúng ta thấy một sự thật không thể chối cãi: Thượng Đế vẫn mở rộng vòng tay chào đón con người trở về ngay cả khi người đó quay lưng lại với Ngài! Đoạn Thánh Kinh này cho thấy tình thương và lòng trắc ẩn của Ngài. Còn người nhận tình thương vĩ đại này? Chúng ta! Ngài đã chào đón chúng ta trở về như con cái Ngài; với nước mắt, nụ cười, môi hôn và vòng tay ôm chặt – như sự đoàn tụ của một quan hệ đổ vỡ!

Điều đó đã miêu tả chúng ta khi chúng ta được giúp đỡ học Thánh Kinh, chịu báp-tem. Vào lúc chúng ta biết không còn con đường nào khác, không còn lựa chọn nào khác trong cuộc sống đầy bế tắc này, thì việc biết Thượng Đế không bỏ rơi chúng ta không phải là điều tốt sao? Chúng ta cảm nhận được lòng biết ơn sâu đậm vì chúng ta biết mình đã được đoàn tụ với người Cha thương yêu của mình. Đây là niềm vui khó tả được thành lời vì nó chính là niềm vui được trở về nhà.

Tấm lòng của Thượng Đế thật như những gì Thánh Kinh miêu tả. Từ thuở khai sinh ra con người, Thánh Kinh đưa chúng ta đi qua dòng lịch sử của Israel với những kỳ tích, những chuyến đi mạo hiểm, những hành động anh hùng, sự phản bội, sát hại và khổ nạn. Nhưng chúng ta không thể tìm được ở bất cứ đâu một Thượng Đế mà có sự khát khao mãnh liệt muốn xây dựng mối quan hệ với con người.

Chúa mong muốn mọi người được cứu rỗi và hiểu rõ chân lý. (I Ti-mộ-thư 2:4)

Chúng ta là những công cụ được lựa chọn, qua đó tấm lòng thương yêu của Ngài dành cho những người lầm lạc có thể được biết đến để đưa họ đến với sự hiểu biết chân lý. Nhưng chúng ta cần nhắc nhở bản thân rằng lòng khát khao của Thượng Đế cũng chính là lòng khát khao của chúng ta. Tất cả những điều Thượng Đế đã và đang làm cho con người đều được hướng đến một mục đích duy nhất là giúp họ biết về Ngài. Trong Lưu-ca 15, người con trai lớn đã sống với Cha nhiều năm nhưng chưa bao giờ hiểu được lòng người Cha bởi vì nó chưa từng mong mỏi và khát khao giống như Cha mình. Chúng ta đừng theo Chúa với tấm lòng như vậy.

Giúp người lầm lạc xung quanh chúng ta biết về Thượng Đế không phải là tìm cách cho chúng ta lên thiên đàng. Đây là việc trở thành muối và ánh sáng cho thế giới. Chẳng có gì để sợ, chẳng có gì để hổ thẹn và nó cũng chẳng phải chuyện của những người quá sùng đạo. Giúp người khác biết về Thượng Đế là nối lòng chúng ta với lòng của Ngài. Chúng ta chính là tai mắt của Ngài đi tới đi lui khắp thế gian để tìm kiếm những con trai, con gái lầm lạc trong bóng tối đang mong mỏi trở về nhà, trở về với gia đình. Giúp người khác biết về Thượng Đế là chứng kiến người Cha thấp thỏm vui mừng khi thấy những người con tưởng như đã chết mà giờ đây sống lại.